MỘT DẠNG TOÁN HÓA HỮU CƠ THPT ĐỘC ĐÁO 1

Đề bài : M là tập hợp các chất hữu cơ no, mạch hở thuần chức không tác dụng được với H2 ( Ni, t0). Đốt cháy 1mol M với tỉ lệ các chất bất kì đều cần 2mol O2, sản phẩm thu được có tổng khối lượng là m gam chỉ gồm H2O và CO2. Đem m gam H2O và CO2 này sục vào dung dịch nước vôi trong dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng dung dịch giảm ∆m gam. Nếu ∆m=100 gam thì m gần nhất với giá trị nào ? A.141
B. 142
C. 143
D. 144

Phân tích ý tưởng nhé.
Đây quả thực là một ý tưởng khá tuyệt. Bạn để ý nhận xét đầu tiên nhé. Hỗn hợp M có rất nhiều chất để mà với tỉ lệ mol các chất bất kì trong M thay đổi mà khi thực hiện phản ứng đốt cháy lại không hề thay đổi số mol O2 điều này rất hay từ đây ta phải suy ra dược là khi đốt từng chất trong M với số mol bằng số mol hỗn hợp thì cũng cần lượng O2 từng đó. Từng các hợp chất trong M luôn có một điểm cố định 😀

Với bài toán trên điểm cố định đó là số H trong các hợp chất phải là 4. Tuyệt vời phải không. Một điểm nữa là khả năng biện luận với bài toán này. Thực sự cần 1 kĩ năng biện luận thật là tốt
Với ý tưởng ngày ta có thể tạo ra rất nhiều bài tập hay và khó. 😀

Đề bài : Cho hỗn hợp A gồm các chất hữu cơ no, mạch hở thuần chức có số nguyên tử C<4 chỉ chứa ( C, H, O ). Đem đốt cháy hoàn toàn 1 mol A với tỉ lệ các chất trong A thay đổi, nhận thấy luôn thu được nO2 pư : nH2O =3/2 . Giả sử chất có phân tử khối bé nhất trong A chiếm 50% về số mol của A. Phần trăm khối lượng chất có phân tử khối lớn thứ 2 trong A gần nhất là
A. 44,62%
B. 55,38%
C. 23,95%
D. 47,36%

Các bạn có muốn nhận tài liệu nhiều câu bài tập dạng này nữa không nhỉ 😀 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *