NHỮNG ĐIỀU HỌC SINH CẦN THAY ĐỔI KHI GIẢI TOÁN HÓA HỌC

Các bạn học sinh nhiều khi không nhận ra rằng những công cụ quen thuộc, truyền thống quanh mình vốn là bản nguyên của tất cả mọi thứ khác. Sự phát triển của các công cụ xử lý mới của hóa phổ thông làm cho học sinh trở nên thụ động hơn, chính xác là sự đòi hỏi quá nhiều.

  1. SỰ PHỤ THUỘC QUÁ MỨC VÀO CÁC PHƯƠNG PHÁP MỚI

Các bạn học sinh nhiều khi không nhận ra rằng những công cụ quen thuộc, truyền thống quanh mình vốn là bản nguyên của tất cả mọi thứ khác. Sự phát triển của các công cụ xử lý mới của hóa phổ thông làm cho học sinh trở nên thụ động hơn, chính xác là sự đòi hỏi quá nhiều. Những năm trước đâu có phương pháp mới, tất cả mọi thứ chỉ là các định luật bảo toàn, là trung bình, đường chéo, là độ bất bão hòa hoặc thậm chí cổ điển hơn là phản ứng hóa học và không gì cả. Ấy thế nhưng từng ấy công cụ cũng đủ giải mọi bài tập.

Chúng tôi nhắc đến vấn đề này với mong muốn toàn thể bạn đọc suy nghĩ lại cách học tập của mình và chúng tôi cũng muốn khẳng định rằng những phép quy đổi mà chúng tôi đề cập không bao giờ chống lại những giá trị cũ của môn học. Đó là những giá trị vốn có và mãi mãi không bao giờ đổi thay.

Đứng trước một bài tập, hãy bắt đầu từ những điều giản dị nhất!

  1. NHỮNG TƯ DUY LẠC HẬU VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY

Bạn đã quá khuôn mẫu trong việc này, sử dụng BTNT chỉ tốt trong những trường hợp điển hình nhất định chứ không phải tất cả các tình huống. Ta phải thay đổi, hãy nghĩ tới một cách xác định khác!

Nhìn lại một hợp chất hữu cơ bất kỳ trong chương trình phổ thông: CxHyOzNt (A), hãy xem lại đầy đủ 4 nguyên tố có đặc điểm gì, ghép với bao nhiêu O trong khi cháy ?

Lấy ví dụ:

  1. b) Tính toán trên nền phản ứng đốt cháy muối hữu cơ

Việc này nên được loại bỏ, ta nên chuyển phản ứng này về phản ứng đốt cháy axit. Một muối hữu cơ mà ta đang nhắc tới thường có một nguyên tử kim loại kiềm, hãy lấy Na làm đại diện. Vai trò của Na hay H trong phản ứng đốt cháy là hoàn toàn như nhau, tại sao ?

Chúng đều bắt O và trở thành dạng M2O, chỉ có điều Na2O sinh ra nhanh chóng kết hợp với CO2 để tạo Na2CO3. Nếu không có phân tử này mà chỉ đưa ra Na2O, có lẽ học sinh đã loại đi sự gò bó này từ sớm

(Na2CO3 = Na2O + CO2; H2CO3 = H2O + CO2)

Bạn hoàn toàn có thể thay thế mỗi nguyên tử Na hay K bởi H để đổi phản ứng đốt muối về đốt axit.

  1. SỰ LỆ THUỘC VÀO SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG

Một thói quen không tốt nữa mà chúng tôi thường bắt gặp chính là vấn đề liên quan đến sơ đồ phản ứng hóa học. Vẽ sơ đồ một cách thông minh thực ra rất tốt, giúp học sinh nắm bắt quá trình, tính toán thuận lợi hơn nhưng có vẻ điều gì diễn ra quá thường nhật cũng trở thành thói quen khó bỏ. Hóa phổ thông chỉ có hữu hạn các quá trình, đến một lúc nào đó nó vốn dĩ nên ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, lúc này tại sao còn cần đến sơ đồ nữa ? Rất nhiều sách tham khảo hiện nay cũng như vậy, với tôn chỉ mong học sinh hiểu, người ta cũng lạm dụng sơ đồ phản ứng, có chăng chỉ là giải quyết được vấn đề hiểu bài của người đọc nhưng hiểu kĩ, hiểu sâu, biết phân tích tổng hợp hay cao hơn là phát triển bài toán thì học sinh đã bị đánh cắp đi từ chính thói quen xấu này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *